Sunday, August 20, 2017

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỀ MẶT

Giới thiệu môn học: Công nghệ xử lý bề mặt.


 
Đối tượng tham dự: sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật vật liệu, vật liệu kim loại, học vào năm thứ 4 (học kỳ 7).

Mục tiêu học phần và kết quả mong đợi:
Cung cấp cho sinh viên hệ cử nhân kiến thức cơ bản về các chuyển biến xảy ra khi nung nóng và làm nguội hợp kim Fe-C,  tiết pha phân tán trong hợp kim màu; Các quá trình cơ bản của hóa nhiệt luyện và các phương pháp xử lý bề mặt nói chung; Giới thiệu các công nghệ nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện và một số công nghệ bề mặt cơ bản để xử lý các vật liệu kim loại kỹ thuật đạt được cơ tính mong muốn. Sinh viên sau khi học nắm có thể dự đoán, lựa chọn áp dụng hoặc thực hiện công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt thông dụng trong thực tiễn sản xuất: ủ và thường hoá, tôi, nhiệt luyện bề mặt, cơ nhiệt luyện, hoá nhiệt luyện, CVD, PVD, phun phủ.

Nội dung vắn tắt học phần:
Môn học trình bày các chuyển biến xảy ra khi nung nóng, giữ nhiệt và làm nguội thép, các giản đồ TTT, giản đồ CCT của thép cacbon và một số thép hợp kim; Công nghệ nhiệt luyện sơ bộ, nhiệt luyện kết thúc cho thép, hóa già hợp kim màu. Sự hình thành các lớp bề mặt; Các công nghệ hoá nhiệt luyện (thấm cacbon, thấm nitơ, thấm C+N, thấm các nguyên tố khác), các công nghệ CVD, các công nghệ PVD, các công nghệ phun phủ, nhiệt luyện sau khi xử lý bề mặt.

Phương pháp học và nhiệm vụ của sinh viên:
§  Đọc bài giảng, tài liệu hướng dẫn, giáo trình
§  Dự lớp đầy đủ, in bài giảng, theo dõi ghi chú vào tập bài giảng, chủ động đặt câu hỏi;
§  Làm bài tập đầy đủ theo yêu cầu của giảng viên;
§  Hoàn thành đầy đủ các bài thí nghiệm, thực hành có báo cáo và bảo vệ;
§  Cài đặt phần mềm Thermo-calc và thực hành thêm ở nhà theo hướng dẫn của giảng viên, học thuộc các từ tiếng Anh trong menu chương trình trước khi lên lớp, thực hành;
Ôn tập: Bám theo mục tiêu học phần, trả lời các câu hỏi và thảo luận các bài tập ở cuối mỗi chương trong bài giảng, sách giáo trình có thể theo nhóm để bổ sung lẫn nhau.   


0 comments:

Post a Comment