Phương
pháp này xuất hiện tại Mỹ vào những năm 1950 nhưng cho đến tận những năm 1970 mới
được ứng dụng mạnh mẽ tại Đức nhờ có các biện pháp áp dụng để điều khiển được
hiện tượng phóng điện phát quang trong chân không. Trong loại hình công
nghệ này, sự phát quang của dòng điện một chiều đã được ứng dụng để tạo ra các
ion nitơ dễ dàng hấp thụ lên bề mặt chi tiết đã được phân cực, qua đó cải thiện
được mức độ khuếch tán của nitơ vào bề mặt chi tiết kim loại. So với
hai loại hình công nghệ thấm nitơ đã trình bày phía trên, công nghệ thấm nitơ
plasma nhận được sự quan tâm rất đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng do
nó có hiệu quả thấm rất cao, khả năng điều khiển tổ chức, tính chất lớp thấm
tuyệt vời, ngay cả khi thực hiện ở nhiệt độ thấp, đồng thời gần như hoàn
toàn không gây ô nhiễm môi trường. Với loại hình công nghệ này nhiệt độ thấm
thường được tiến hành ở dưới 500oC để đảm bảo duy trì tốt được tổ chức và tính chất của vật liệu nền,
tuy nhiên trong một số trường hợp, để rút ngắn thời gian thấm, nhiệt độ thấm cũng
có thể được nâng lên trong khoảng 550oC-580oC. Quy trình thấm
nitơ plasma có thể được mô quả qua sơ đồ đơn giản như trên hình sau đây:
Để
tiến hành thấm nitơ plasma, chi tiết sau khi đặt trong buồng thấm đóng kín sẽ
được tiến hành bơm chân không xuống mức rất thấp, thường nằm trong khoảng (0,02
– 0,1) Torr nhằm loại bỏ hết các chất khí gây hại cũng như các chất bẩn còn sót
lại trong buồng thấm. Tuy nhiên, khi quá trình thấm xảy ra, do sự có mặt của
khí thấm cung cấp vào buồng lò nên áp suất sẽ được nâng lên và thường duy trì
trong khoảng (1-11) Torr. Để tạo được plasma trong buồng thấm, điện
áp một chiều sử dụng thường nằm trong khoảng (500-1000)V, vùng điện áp này
được lựa chọn dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện như trên
hình phía sau. Trên vùng AB, do đặc trưng vùng này có dòng rất nhỏ và bản thân
nó cũng không thể tự duy trì hiện tượng phóng điện nếu không có sự hỗ trợ của
nguồn điện tử từ bên ngoài, vì thế mật độ các nguyên tử được hoạt tính trong
vùng này khá nhỏ và không phù hợp sử dụng trong công nghệ plasma. Với vùng
phóng điện phát quang thông thường (vùng CD), sự phóng điện trong vùng này rất ổn
định, tại đây cũng đồng thời chỉ ra được mức độ độc lập của điện áp so với cường
độ dòng điện. Tuy nhiên, việc cường độ dòng điện trong vùng này như một hằng số
so với điện áp đã dẫn đến hệ quả sự phát quang chỉ bao phủ được một phần cực âm
(chi tiết thấm) ngay cả khi điện áp tăng. Vì lý do này, vùng CD cũng
không phải lựa chọn thích hợp cho công nghệ plasma
Đối với vùng DE (vùng phóng điện dị thường), vùng
này cho thấy sự hiện diện của định luật Ôm trong môi trường phóng điện phát
sáng. Với việc tăng điện áp đã kéo theo cường độ dòng điện tăng, kết quả này đã
làm cho hiện tượng phát quang có thể bao trùm toàn bộ cực âm (chi tiết thấm) do
khi đó các ion dương trong môi trường plasma có vận tốc đủ lớn để kích thích hỗn
hợp khí thấm. Vì lý do này, vùng DE thường được áp dụng trong các công nghệ
thấm nitơ plasma.
Với vùng hồ quang, khi cường độ dòng điện đủ lớn
có thể xuất hiện sự phóng hồ quang giữa chi tiết và buồng thấm. Hiện tượng này
thường gây tổn hại cho bề mặt chi tiết thấm cũng như cơ tính của chi tiết. Do
đó vùng này cũng không được sử dụng trong công nghệ thấm nitơ plasma
Cơ chế hình thành lớp thấm nitơ plasma:
Trong công nghệ thấm nitơ plasma, sự hình thành lớp
thấm nitơ có thể được quan sát dựa trên mô hình thể hiện trên hình phia sau. Dưới
tác dụng của điện trường giữa thành lò và chi tiết, các điện tử tự do chuyển động
với vận tốc đủ lớn va chạm và ion hóa các phân tử khí hình thành nên hỗn hợp
plasma trong buồng thấm. Nhờ sự phân cực cathode, bề mặt chi tiết sẽ bị bắn phá
liên tục bởi các ion khí mang điện tích dương làm các nguyên tử sắt bị bật ra
và kết hợp với nitơ nguyên tử để hình thành nitơrit. Các nitơrit kim loại
(nitơrít sắt) hình thành sẽ được hấp thụ lại ngay trên bề mặt, nguyên tử nitơ
nhờ đó sẽ được khuếch tán vào sâu để hình thành lớp thấm.
Điều khiển tổ chức lớp thấm nitơ plasma
Khác với công nghệ thấm nitơ thể khí, trong công
nghệ thấm nitơ plasma, để điều khiển được tổ chức của lớp thấm thì biện pháp sử
dụng ở đây là thông qua thay đổi thành phần và tỷ lệ hỗn hợp khí thấm. Các hỗn
hợp khí sử dụng có thể kể đến như: hỗn hợp khí thấm gồm H2 + N2
+ CH4, H2 + N2, N2
+ Ar2, H2 + N2 + Ar2,
thậm chí ngay cả NH3 cũng có thể được sử dụng trong công nghệ này
như là một nguồn cung cấp nitơ nguyên tử hoạt tính theo hỗn hợp buồng thấm gồm
NH3 + H2. Tùy thuộc vào thành phần khí sử dụng, tổ
chức lớp thấm có thể nhận được như một ví dụ trên hình sau đây:
(Sẽ còn tiếp tục..............)
0 comments:
Post a Comment